Bình Dương Dẫn Đầu Cả Nước Về Tỷ Suất Di Cư Năm 2020

Theo kết quả điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2020, Bình Dương là tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ suất di cư thuần dương 58.6‰, tiếp sau đến Bắc Ninh và TP.HCM.

Tỷ suất di cư thuần là hiệu số giữa tổng số người nhập cư và tổng số người xuất cư của một đơn vị lãnh thổ trong một thời kỳ, được tính bình quân trên 1000 người. Nếu số người chuyển tới nhiều hơn số người chuyển đi thì tỷ suất này sẽ dương và và sẽ âm nếu ngược lại.

Kết quả điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2020 cho thấy, có sự khác biệt về tỷ suất di cư giữa các vùng. Cụ thể:

  • Đông Nam Bộ: Là vùng có sức hút lớn về việc làm khi tỷ suất di cư thuần dương cao nhất cả nước với hơn 338.8 nghìn người nhập cư
  • Đồng bằng sông Hồng: Vùng đứng ở vị trí thứ hai với 67.4 nghìn người nhập cư.
  • Đồng bằng sông Cửu Long: Vùng dẫn đầu cả nước về số người xuất cư với hơn 200.000 người.
  • Bắc Trung Bộ, Duyên hải miền Trung: Hai vùng đứng đồng vị trí thứ hai về số người xuất cư với hơn 143.9 nghìn người.
Bình Dương được mệnh danh là "Thủ phủ công nghiệp" ở miền Nam
Bình Dương được mệnh danh là “Thủ phủ công nghiệp” ở miền Nam

Cũng theo kết quả điều tra này, 11 địa phương có tỷ suất di cư thuần dương. Trong đó, dẫn đầu cả nước là Bình Dương (58.6‰), đứng thứ hai là Bắc Ninh (35.8‰) và đứng thứ ba là TP.HCM (18‰).

Các địa phương còn lại tỷ suất di cư thuần đều âm. Trong đó, 3 địa phương đứng ở vị trí đầu tiên là Hậu Giang (-23.8‰), Trà Vinh (-21.5‰), Sóc Trăng (-19.3‰).

Có thể thấy, tỷ suất di cư thuần cao thường diễn ra ở những tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp, các trường đào tạo. Như vậy, vấn đề di cư chịu ảnh hưởng rất nhiều từ việc làm, đào tạo, học tập.

Nhìn Lại Sự Thay Đổi Xu Hướng Di Cư Qua Từng Thời Kỳ…

Xu hướng di cư thay đổi qua từng thời kỳ
Xu hướng di cư thay đổi qua từng thời kỳ
  • Giai đoạn 1989-1999: Xu hướng gia tăng di cư chủ yếu do sự chuyển đổi kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, giao thông vận tải phát triển, chính sách khuyến khích di dân đến những vùng kinh tế mới.
  • Giai đoạn 1999-2009: Di cư trở nên ngày càng phổ biến trong bối cảnh nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp & dịch vụ, Sự xuất hiện bùng nổ của các khu công nghiệp & chế xuất.
  • Giai đoạn 2009 – 2019: Số lượng di cư giảm bởi việc thực hiện thành công các chương trình mục tiêu, dự án kinh tế – xã hội tại các địa phương góp phần thu hẹp khoảng cách kinh tế giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn.

Sự lựa chọn điểm đến di cư cũng có sự khác biệt ở giai đoạn trước và sau năm 2009. Trong giai đoạn 1989 – 2009, dân số di cư ở cả ba loại hình đều ghi nhận xu hướng tăng (về tỷ lệ thì di cư giữa các huyện có giảm nhẹ trong GĐ 1989 – 1999). Đến năm 2019, nếu di cư trong huyện vẫn duy trì xu hướng tăng ở các giai đoạn trước thì di cư giữa các tỉnh – huyện giảm cả về số lượng và tỷ lệ.

Có thể thấy, người di cư có xu hướng lựa chọn điểm đến trong phạm vi quen thuộc trong bối cảnh di cư đang thu hẹp. Năm 2020, điểm đến của phần lớn người di cư là những địa điểm gần với nơi thực tế thường trú trước đây. Đồng Bằng Sông Hồng là điểm đến được chọn của khoảng 83.4% người di cư từ Trung du & miền núi phía Bắc và khoảng 98.5% người xuất cư khỏi Đồng bằng sông Cửu Long chọn điểm đến là Đông Nam Bộ.

Phòng Marketing Đất Vàng Group

 

ĐẤT VÀNG GROUP – KIẾN TẠO TƯƠNG LAI

FanPage: https://www.facebook.com/Datvangcorp

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCgugSEty_ZCT1bN–7v1MLw

Hotline: 1900 636 109

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.