Thị trường bất động sản Bình Dương, đặc biệt dòng sản phẩm đất nền tiếp tục hút giới đầu tư trong nửa cuối năm 2020 bởi sở hữu tiềm năng phát triển bền vững.
Sau đây là những yếu tố lợi thế đặc trưng góp phần giúp Bình Dương trở thành tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao, có sức bật phát triển kinh tế vượt trội và thúc đẩy ngành bất động sản Bình Dương phát triển ổn định trong tương lai.

1/ Định Hướng Quy Hoạch Đi Trước
Ngay từ thời điểm thành lập – được tách ra từ tỉnh Sông Bé, Bình Dương đã xác lập mục tiêu trở thành đô thị công nghiệp, trung tâm Kinh tế – chính trị và đầu mối giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Bình Dương đã đưa ra định hướng rõ ràng trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng – đồng bộ giao thông và đang từng bước quy hoạch, phát triển đô thị theo hướng hiện đại – văn minh.

Trong đó, việc xây dựng chương trình phát triển đô thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 -2020 và chương trình phát triển cho các đô thị trên địa bàn như Dĩ An, Thuận An, Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng đều tuân thủ theo chương trình phát triển đô thị Quốc gia và theo các quy hoạch của tỉnh.
Đây là cơ sở cho các địa phương lập đề án nâng loại đô thị và kế hoạch đầu tư – thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn lực kinh tế. Từ đó tiến hành cải tạo, xây dựng mới và chỉnh trang diện mạo đô thị hiện hữu.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tỉ lệ đô thị hóa của Bình Dương năm 2019 đạt 80.17%, dự kiến sẽ đạt 82% vào cuối năm 2020. Trong khi đó, tỉ lệ đô thị hóa trung bình của cả nước tính đến năm 2019 là 39.2%.
Tỉnh cũng đặc biệt chú trọng công tác quy hoạch đô thị. Bên cạnh quy hoạch chung đô thị Bình Dương là các quy hoạch chung cho từng đô thị, quy hoạch phân khu phủ kín 100%.

Mới đây, Thị xã Dĩ An – Thị xã Thuận An chính thức lên thành phố và các thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương, các phường trên địa bàn thị xã Tân Uyên được thành lập trong thời gian qua là đúng theo tiến trình nâng loại các đơn vị hành chính trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đúng theo định hướng từng bước phát triển đô thị theo hướng giàu đẹp, văn minh, nâng cao chất lượng sống người dân song hành với đề án xây dựng “Thành phố thông minh”.
Nhiều khu đô thị mới, khu nhà ở có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ và các công trình hạ tầng xã hội, kiến trúc cảnh quan góp phần tạo nên diện mạo đô thị theo hướng văn minh – hiện đại.
Có thể thấy, những kết quả bước đầu mà Bình Dương đạt được trong thời gian qua hết sức khả quan trong tiến trình hình thành & phát triển đô thị.
2/ Hạ Tầng Giao Thông Hoàn Thiện – Đồng Bộ
Về hạ tầng, Bình Dương gây ấn tượng mạnh khi sở hữu hệ thống giao thông hoàn thiện đồng bộ với hàng loạt công trình hạ tầng hiện đại như: Quốc lộ 14, Đại lộ Bình Dương (Quốc lộ 13), Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, đường ĐT 746, ĐT 747B mở rộng…

Giao thông thuận lợi chính là một lợi thế giúp thu hút dân cư về Bình Dương an cư lạc nghiệp, trở thành yếu tố “đòn bẩy” thúc đẩy giá trị bất động sản Bình Dương nói chung cũng như các phân khúc đất nền, nhà phố, căn hộ… trên địa bàn nói riêng.
Trong thời gian qua, tỉnh cũng luôn chú trọng đầu tư, nâng cấp mở rộng hệ thống hạ tầng giao thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển chung của đô thị. Đồng thời, tạo sự thuận tiện trong kết nối giao thông vùng, liên vùng, liên khu vực, lưu thông hàng hóa và kết nối dịch vụ đô thị, du lịch diễn ra nhanh hơn.

Các trục giao thông kết nối Bình Dương với các tỉnh, thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được tỉnh ưu tiên chỉ đạo tổ chức thực hiện như: Cao tốc Bàu Bàng – Phú Giáo – Bắc Tân Uyên, Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng, Nâng cấp mở rộng đường ĐT743A và ĐT743B, Nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13, Đường Thủ Biên – Đất Cuốc…
Sắp tới, tỉnh còn xúc tiến kế hoạch đầu tư các dự án như: Cao tốc TP.HCM – Lộc Ninh, Cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Metro Dĩ An – Tân Uyên, Metro thành phố mới Bình Dương – Uyên Hưng – Tân Thành, Kéo dài Metro Bến Thành – Suối Tiên (TP.HCM) đến TP. Dĩ An, Mở rộng cảng sông – cảng cạn (ICD), Đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng, Vành đai 4…

Ngoài ra, tỉnh còn đầu tư đồng bộ – Xây dựng các cầu vượt, hầm chui, các trục đường đô thị; Đầu tư mở rộng dòng chảy hệ thống thoát nước mưa nhằm nâng cao khả năng tiêu thoát nước cho đô thị – giảm thiểu tối đa tình trạng ngập úng trong mùa mưa…
3/ Tiện Ích – Dịch Vụ Hiện Đại
Hệ thống Tiện ích – Dịch vụ hiện đại cũng là một trong những điểm tựa thúc đẩy kinh tế, thị trường bất động sản Bình Dương và tiềm năng đất nền Bình Dương phát triển bền vững. Hàng loạt Trung tâm Hội nghị – Triển lãm, Khách sạn 5 sao, Trường học, Bệnh viện, Khu vui chơi giải trí… liên tục mọc lên ở các khu đô thị trên địa bàn tỉnh. Đáp ứng tốt nhất nhu cầu trong cuộc sống của người dân địa phương và lực lượng doanh nhân, chuyên gia trong nước & ngoài nước đến sinh sống – làm việc.

Có thể kể đến một số công trình nổi bật của Bình Dương như: Toà tháp đôi trung tâm hành chính 23 tầng, Trung tâm hội nghị và triển lãm, Trung tâm thương mại thế giới, Trường Mầm non quốc tế Kinder World, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông, Trường ĐH Quốc tế Việt Đức, Siêu thị Nhật Bản Hikari, Siêu thị Aeon, Sân golf Twin Doves, Nhà thi đấu đa năng…
4/ Thu Hút Nguồn Đầu Tư Lớn
Sở hữu lợi thế sẵn có từ vị trí liền kề TP.HCM, chính sách quy hoạch phát triển, hạ tầng giao thông đồng bộ, tiện ích – dịch vụ hiện đại, Bình Dương trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thống kê cho thấy, trong năm 2019 – vốn đầu tư nước ngoài vào Bình Dương đạt 3.073 tỷ USD. Tính lũy kế đến nay, tổng vốn đầu tư đăng ký của Bình Dương là 34.23 tỉ USD – Trở thành địa phương đứng thứ hai cả nước (chỉ sau TP.HCM) về thu hút FDI.
Để thu hút vốn FDI bền vững, Bình Dương đã triển khai chương trình đổi mới thu hút đầu tư trong giai đoạn 2016 – 2020 với mục tiêu thu hút 7 tỷ USD vốn FDI trong giai đoạn này. Tuy nhiên, tỉnh đã về đích sớm hơn dự tính khi đạt khoảng hơn 10.2 tỷ USD – tính đến cuối năm 2019. So với kế hoạch đề ra, Bình Dương vượt cả về số vốn đầu tư thu hút được và thời gian hoàn thành trước một năm.
Cũng trong năm 2019, GDP của Bình Dương thuộc nhóm cao nhất nước khi tăng 9.5%. Trong đó, GDP ngành thương mại dịch vụ tăng 19.2%, công nghiệp tăng 9.86%, xuất khẩu tăng 15.6%… So với tất cả địa phương trên cả nước thì đây thực sự là những chỉ số rất ấn tượng.

Thu hút vốn đầu tư lớn kéo theo sự phát triển của mạnh mẽ của ngành công nghiệp. Theo ông Lê Trường An – Quản lý sản phẩm công ty Địa ốc Đất Vàng, Bình Dương hiện có 48 cụm và khu công nghiệp; với nhiều KCN lớn hiện đại như: VSIP 1, VSIP 2, Nam Tân Uyên, Mapletree, Mỹ Phước, Bàu Bàng… thu hút nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước đến xây dựng nhà máy. Do đó, lượng người nhập cư đến làm việc, sinh sống và phát sinh nhu cầu nhà ở mỗi năm ngày càng tăng lên, làm điểm tựa cho thị trường bất động sản Bình Dương tăng tốc.

Ông An nhận định: “Tăng trưởng của thị trường bất động sản Bình Dương trong thời gian gần đây là dựa trên nhu cầu thật do dân số tăng nhanh, đầu tư mạnh mẽ về hạ tầng và thu nhập người dân ngày càng tăng. Đặc biệt, phân khúc đất nền Bình Dương ở các trung tâm công nghiệp mới như Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng có nhiều dư địa phát triển bởi mặt bằng giá còn khá thấp nhưng sở hữu tiềm năng tăng giá rất lớn trong tương lai gần”.
Như vậy, Định hướng quy hoạch đi trước – Hạ tầng đồng bộ – Tiện ích Dịch vụ hiện đại & Thu hút nguồn vốn lớn là các lợi thế được ví như “Chất xúc tác” giúp thị trường bất động sản Bình Dương phát triển bền vững trong tương lai.
Marketing Địa Ốc Đất Vàng